Bà Trần Thúy Liên, Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền cho biết, việc thay đổi ấy nhằm đảm bảo việc cung ứng nguồn thực phẩm an toàn.

Đầu tiên, phải kể tới việc, hiện nay 10.000m2 trong tổng số 16.000m2 thuộc nhà lồng kinh doanh thịt heo của chợ đang được thụ hưởng điều kiện hạ tầng tốt nhất chợ, và cũng có thể nói không quá là tốt nhất Việt Nam. Năm 2019, chợ Bình Điền đã được tài trợ 2 triệu đô-la Mỹ từ Ngân hàng Thế giới World Bank để nâng cấp khu vực nhà lồng theo Dự án Lifsap – Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua đó, toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực chuyên doanh thịt heo đã được nâng cấp; trong đó khu vực chuyên doanh heo của nhà lồng H được cải tạo từ khu kinh doanh dạng mở (như các nhà lồng khác trong chợ) thành khu kinh doanh khép kín và trang bị hệ thống máy lạnh trung tâm, đảm bảo nhiệt độ cho khu vực này luôn đạt từ 18 – 25 độ C. Nhờ vậy, khi thịt heo được vận chuyển bằng xe mát từ lò mổ đến chợ sẽ tiếp tục được kinh doanh trong môi trường mát, hạn chế tối đa vi khuẩn có hại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự án được khởi công năm 2017, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 8 năm 2018. Cũng thông qua dự án này, toàn bộ trang thiết bị cũ như quầy sạp, dụng cụ chứa thực phẩm được thay mới, sử dụng inox 304. Thêm vào đó, toàn bộ sàn, trần, hệ thống điện – nước – ánh sáng được nâng cấp, làm mới.

binh-dien-2020
Chợ Bình Điền đang trong quá trình nâng cấp toàn bộ diện tích hơn 35ha sân chợ. Ảnh: CBĐ

Chợ Bình Điền nằm trong Khu thương mại Bình Điền, có diện tích dự án là 65ha, chủ đầu tư là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA). Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền là đơn vị trực thuộc của lucky 888 casino và là đơn vị quản lý Chợ đầu mối Bình Điền.

Đến nay, đã triển khai 35ha với 7 nhà lồng chợ gồm: nhà lồng F – cá biển; nhà lồng D – cá nước ngọt, hải sản phụ, tôm cua; nhà lồng B – rau củ quả; nhà lồng H – thịt súc sản; nhà lồng T – trái cây; nhà lồng K – thủy hải sản khô; nhà lồng A – hoa tươi và hệ thống công trình dịch vụ (bãi xe, nhà vệ sinh, trạm xử lý nước thải…); hệ thống sân chợ và đường giao thông…

Chợ đầu mối Bình Điền có quy mô lớn nhất trong ba chợ đầu mối của TP.HCM và là chợ duy nhất kinh doanh đa ngành hàng từ thủy hải sản đến thịt súc sản, rau củ, trái cây, hoa tươi. Sản lượng giao dịch trung bình 2.500 – 2.600 tấn/ngày đêm. Giá trị giao dịch trên 130 tỷ đồng/đêm.

“Điều quan trọng là Ban Quản lý chợ đã kết hợp với Ban An toàn thực phẩm, đội An toàn thực phẩm số 10 vận động, tuyên truyền để người kinh doanh trong chợ thay đổi thói quen kinh doanh từ cũ sang mới, tạo nên một không gian kinh doanh sạch sẽ, an toàn, đảm bảo nguồn thịt heo nhập chợ và đi ra khỏi chợ là sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm”, bà Thúy Liên chia sẻ.

Dự kiến sang năm 2020, 6.000m2 còn lại của nhà lồng H sẽ được tiếp tục quy hoạch cho các khu vực chuyên doanh gia cầm, phụ phẩm. 

Được công ty mẹ là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) cấp kinh phí và hỗ trợ nhiều mặt, hiện nay chợ Bình Điền đang trong quá trình nâng cấp toàn bộ diện tích hơn 35ha sân chợ, bà Trần Thúy Liên cho biết. Công trình nâng cấp sân chợ sẽ gồm: nâng cấp nền chợ, chỉnh sửa – làm mới lại đường thoát nước thải, nước mưa. Với những người đang kinh doanh tại chợ, việc nâng cấp sân là một thông tin rất vui và vô cùng ý nghĩa, bởi trước đây, mỗi khi trời mưa hay triều cường, sàn chợ thường xuyên trong tình trạng bị đọng, thậm chí ngập nước, cản trở việc giao thông, vận chuyển hàng hóa, nhất là dẫn tới tình trạng kém vệ sinh, ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm trong chợ. “Khi việc nâng cấp sân chợ hoàn thành, sẽ có đường thoát nước thải, thoát nước mưa hoàn chỉnh, nền sân cao hơn sẽ xử lý dứt điểm tình trạng ngập úng, lưu thông hàng hóa sẽ hanh thông, hàng hóa ra vào sẽ đảm bảo an toàn hơn”, bà Liên hồ hởi.

Một trong những việc quan trọng với Ban Quản lý chợ Bình Điền trong năm 2020 là sẽ tiến hành tách khu vực sơ chế (hiện nay chưa được quy hoạch) thành khu sơ chế tập trung, nhằm đảm bảo việc sơ chế được an toàn, tập trung, rác thải được xử lý tốt. Trước hết sẽ làm khu vực sơ chế cá. Quy hoạch khu vực sơ chế cá xuất phát từ nhu cầu thực tế của người kinh doanh tại chợ. Hiện nay, người kinh doanh cá có nhu cầu làm mang, bỏ ruột, rửa sạch trước khi bán sỉ và lẻ. Lượng mang, ruột – tạm gọi là phế phẩm – trung bình mỗi ngày thải ra đến khoảng 13 – 15 tấn, gây áp lực rất lớn lên hệ thống xử lý chất thải của chợ. “Tập trung quy hoạch khu vực sơ chế cá là việc làm cần thiết, không những đảm bảo mỹ quan của chợ mà còn đảm bảo không gian chợ không còn mùi, giúp khống chế – xử lý lượng phế phẩm lớn hàng ngày. Hiện nay chúng tôi đã có khu sơ chế rau củ, đồ khô. Sau khu vực sơ chế cá, sẽ xây dựng khu vực sơ chế cho toàn bộ thủy hải sản”, bà Liên khẳng định.

“Vì một môi trường kinh doanh trong lành, sạch sẽ, đảm bảo việc cung ứng nguồn thực phẩm lớn cho TP.HCM và các tỉnh được an toàn, Tổng Công ty, Ban quản lý và thương nhân chợ Bình Điền đang từng bước hoàn thiện và sẽ hoàn thành hạ tầng cơ sở, vật chất đạt chuẩn trong năm 2020”, bà Liên chia sẻ.