Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024. Theo đó, lucky 888 casino – TNHH Một Thành viên, với hệ thống bán lẻ Satra bao gồm 3 trung tâm thương mại, 3 siêu thị tự chọn Satramart và chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods, đã có tên trong danh sách Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024 – Nhóm siêu thị tổng hợp.
Bảng danh sách Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8-9/2024.
Cũng theo Vietnam Report, với đặc trưng phụ thuộc vào tính chu kỳ của nền kinh tế, sau năm 2023 bị ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh khó khăn chung, sức cầu giảm và mức độ cạnh tranh gay gắt diễn ra trên thị trường qua cuộc đua hạ giá, 8 tháng đầu năm 2024, dù tốc độ phục hồi không quá nhanh, thị trường bán lẻ bước đầu dần có những tín hiệu khả quan. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2024 tăng 5,78% so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi cùng kỳ năm 2023 tăng 2,68%).
Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm 2024 ước đạt 3.199,7 nghìn tỷ đồng. Dù ghi nhận mức tăng trưởng dương (+7,3% so với 8 tháng đầu năm 2023) nhưng vẫn chưa bằng tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ giai đoạn 2022-2023, cho thấy thị trường bán lẻ cần thêm các nỗ lực mạnh mẽ và giải pháp đột phá để thúc đẩy, tăng tốc quá trình phục hồi.
Kết quả khảo sát tiến hành trong tháng 9/2024 của Vietnam Report ghi nhận phần lớn người tiêu dùng thể hiện niềm tin vào việc nền kinh tế Việt Nam đang vận động theo chiều hướng tích cực với xu thế chuyển giao sang giai đoạn phục hồi và tăng trưởng ngày càng rõ nét. Tỷ lệ người tiêu dùng đánh giá tình hình tài chính của bản thân khả quan hơn trong 12 tháng tới đạt 69,9% và sự lạc quan này được kỳ vọng có thể đưa mức tiêu dùng cải thiện hơn trong tương lai.
Hiện nay, xu hướng lựa chọn nơi mua sắm ngày càng đòi hỏi sự đa dạng về hàng hóa, minh bạch về nguồn gốc, giá cả hợp lý và những giá trị gia tăng từ các chương trình ưu đãi, trong khi chất lượng, uy tín của doanh nghiệp bán lẻ và yếu tố địa lý vẫn giữ vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp bán lẻ cần nhanh chóng thích ứng và đổi mới chiến lược để đáp ứng những kỳ vọng này, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, các chương trình ưu đãi, khuyến mại và chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn đã vươn lên vị trí thứ hai trong top 6 ưu tiên của người tiêu dùng khi lựa chọn nơi mua hàng. 87,1% người tiêu dùng cho biết luôn tham khảo các cửa hàng khác nhau để so sánh giá cả và tìm kiếm các ưu đãi trước khi quyết định mua sắm. Mặc dù nhạy cảm về giá, người tiêu dùng không sẵn sàng đánh đổi chất lượng mà đang tìm cách cân bằng, trở nên lý trí hơn trong việc ra quyết định, ưu tiên những sản phẩm có chất lượng cao và mang lại giá trị lâu dài, “săn” các sản phẩm vào các chương trình khuyến mại để tiết kiệm.
Việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị nhận được và số tiền chi trả, tìm kiếm giá trị thực sự cho từng đồng tiền bỏ ra đang được người tiêu dùng thực hiện theo đúng tiêu chí mua đúng giá trị của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần tích hợp hiệu quả các chương trình khách hàng thân thiết với các chiến lược định giá, đảm bảo chất lượng, xây dựng lòng tin và tạo ra giá trị dài hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trải qua giai đoạn biến động và những khó khăn kinh tế, người tiêu dùng hiện trở nên thận trọng hơn trong vấn đề chi tiêu và tăng độ nhạy cảm về giá.
Kết quả phân tích Media Coding của Vietnam Report chỉ ra những chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông với ngành bán lẻ trong 12 tháng qua bao gồm: (1) Sản phẩm; (2) Giá; (3) Tài chính/ Kết quả kinh doanh; và (4) Hình ảnh/ PR/ Scandals. Tỷ lệ xuất hiện của chủ đề sản phẩm đã tăng nhẹ so với cùng kỳ và đứng đầu với 17,3% tổng số tin mã hóa, khi doanh nghiệp ngành bán lẻ muốn truyền tải và khẳng định trước công chúng những thông tin về chất lượng và tính đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bên cạnh đó, trước sự nhạy cảm của thị trường đối với giá cả, thông tin xoay quanh các điều chỉnh chiến lược về giá để phù hợp hơn với khả năng chi trả của người tiêu dùng, chương trình ưu đãi, khuyến mại của doanh nghiệp cũng được xuất hiện với tần suất cao trên truyền thông, liên tục tăng qua các năm và vươn lên vị trí thứ hai về lượng thông tin mã hóa.
Đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, vị thế cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, ngành bán lẻ là một trong những trụ cột cốt lõi định hình cấu trúc kinh tế quốc gia. Dù tốc độ phục hồi chưa thực sự mạnh mẽ, song trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường bán lẻ đã cho thấy những tín hiệu khả quan và mở ra viễn cảnh hứa hẹn hơn trong những tháng tiếp theo, song hành với triển vọng tích cực của nền kinh tế. Dù còn đối mặt nhiều thách thức mang tính hệ thống cũng như những ẩn số rủi ro, các doanh nghiệp bán lẻ đã và đang đưa ra các quyết định chiến lược để cải thiện bức tranh kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng và đầu tư cho nền móng thành công bền vững.
Theo: //vietnamreport.net/Top-10-Cong-ty-Ban-le-uy-tin-nam-2024-10962-1067.html