Trung Quốc luôn duy trì là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 26% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 891.688 tấn, tương đương 474,84 triệu USD, giảm 27,6% về lượng và giảm 14,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu trung bình đạt 532,5 USD/tấn, tăng 17,7%.
Gạo xuất khẩu sang Indonesia – thị trường lớn thứ 2 tăng đột biến gấp 45 lần về lượng và gấp 60 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 685.908 tấn, tương đương 322,01 triệu USD, chiếm 19,7% trong tổng lượng và chiếm 18,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, giá xuất khẩu tăng tương đối mạnh 33,7%, đạt 469,5 USD/tấn.
Thị trường Philippines – thị trường lớn thứ 3 đạt 384.146 tấn, tương đương 183,46 triệu USD, chiếm 11% trong tổng lượng và chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch, tăng 43,5% về lượng và tăng 76,8% về kim ngạch, giá xuất khẩu đạt 477,6 USD/tấn, tăng 23,2%.
Tiếp đến thị trường Malaysia đạt 304.178 tấn, tương đương 138,22 triệu USD, chiếm 8,7% trong tổng lượng và chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch, tăng 86% về lượng và tăng 112,7% về kim ngạch, giá xuất khẩu đạt 454,4 USD/tấn, tăng 14,3%.
Xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm nay, ngoài thị trường Indonesia có mức tăng trưởng đột biến như trên, thì còn một số thị trường đáng chú ý như: Xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù chỉ đạt 4.425 tấn, tương đương 2,54 triệu USD, nhưng so với 6 tháng đầu năm ngoái thì tăng gấp hơn 9 lần về lượng và gấp 11,4 lần về kim ngạch, giá xuất khẩu đạt mức tương đối cao 574,7 USD/tấn, tăng 23,4%.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Pháp cũng chỉ đạt 751 tấn, tương đương 0,56 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng 317% về lượng và tăng 241,9% về kim ngạch, giá xuất khẩu rất cao 743,3 USD/tấn, giảm 18,1%.
Xuất khẩu gạo sang Iraq cũng tăng tương đối tốt 120,5% về lượng và tăng 153,5% về kim ngạch, đạt 150.000 tấn, tương đương 85,56 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu gạo sang thị trường Senegal sụt giảm mạnh nhất trên 99% cả về lượng và kim ngạch, đạt 47 tấn, tương đương 0,03 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất sang Brunei cũng giảm rất mạnh 97% cả về lượng và kim ngạch, đạt 323 tấn, tương đương 0,14 triệu USD. Xuất sang Bỉ, Bangladesh, Chi Lê cũng giảm trên 90% cả về lượng và kim ngạch.
Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 6T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ | ||
Lượng | Trị giá | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 3.483.331 | 1.768.627.867 | 21,6 | 38,9 |
Trung Quốc | 891.688 | 474.835.715 | -27,59 | -14,8 |
Indonesia | 685.908 | 322.006.083 | 4.397,76 | 5.914,67 |
Philippines | 384.146 | 183.462.035 | 43,54 | 76,8 |
Malaysia | 304.178 | 138.221.857 | 86,13 | 112,7 |
Iraq | 150.000 | 85.560.000 | 120,51 | 153,54 |
Ghana | 148.756 | 89.091.597 | -12,81 | 4,63 |
Bờ Biển Ngà | 111.320 | 66.396.323 | -12,87 | 16,35 |
Singapore | 42.188 | 23.558.285 | -2,99 | 8,75 |
Hồng Kông (Trung Quốc) | 39.029 | 22.406.169 | 31,08 | 48,89 |
U.A.E | 24.105 | 13.251.932 | 3,13 | 10,25 |
Đài Loan (Trung Quốc) | 10.708 | 5.452.711 | -21,25 | -13,29 |
Algeria | 10.325 | 4.590.173 | -61,29 | -55,91 |
Mỹ | 9.990 | 6.143.604 | -20,9 | -7,85 |
Nga | 6.041 | 2.648.683 | -66,29 | -61,45 |
Australia | 4.478 | 3.004.895 | -13,72 | 3,42 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 4.425 | 2.542.952 | 823,8 | 1,039,77 |
Bangladesh | 4.043 | 1.598.528 | -91,41 | -92,11 |
Angola | 2.394 | 1.191.293 | -81,81 | -75,93 |
Nam Phi | 1.871 | 1.083.491 | -56,67 | -41,98 |
Hà Lan | 1.523 | 837.394 | -37,63 | -23,26 |
Ba Lan | 1.326 | 765.507 | 109,48 | 140,93 |
Ukraine | 755 | 448.350 | -81,68 | -73,79 |
Pháp | 751 | 558.224 | 317,22 | 241,93 |
Tây Ban Nha | 474 | 246.068 | -8,14 | 14,58 |
Brunei | 323 | 139.352 | -97,08 | -96,82 |
Bỉ | 236 | 141.739 | -90,51 | -86,1 |
Chile | 188 | 145.883 | -95,46 | -91,06 |
Senegal | 47 | 33.493 | -99,65 | -99,26 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ